Luận văn là gì?
Luận văn là khái niệm tương đương với khóa luận tốt nghiệp ở một số trường đại học, đây cũng có thể được gọi là chuyên đề. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường thấy quen thuộc với luận văn hay luận văn tốt nghiệp hơn phải không nào?
Luận văn là công trình nghiên cứu dưới hình thức một văn bản về một chủ đề bất kì nào đó được giao phó nghiên cứu hoặc dựa trên lựa chọn yêu thích của người làm luận văn. Bình thường, luận văn được hoàn thành trong những năm học ở trường đại học hoặc sau khi tốt nghiệp, nhằm trình bày kết quả nghiên cứu của sinh viên về chủ đề mà họ đã chọn. Luận văn thường được áp dụng cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và những người đang thi lấy bằng Thạc sỹ.
Phân loại luận văn
Như chúng tôi đã nói, luận văn chủ yếu được áp dụng ở 2 môi trường sư phạm là đại học và sau đại học nên nhìn chung, các bạn sẽ gặp nhiều luận văn tốt nghiệp và luận văn thạc sỹ.
– Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp được áp dụng cho những sinh viên cuối khóa, dùng để đánh giá năng lực và kết quả thực tập cũng như nghiên cứu về một vấn đề chuyên ngành thực tế của sinh viên. Luận văn tốt nghiệp hay còn được biết tới chính là khóa luận mà bất kì sinh viên trường nào cũng đều phải trải qua để báo cáo, trình bày về công trình nghiên cứu của mình về 1 chủ đề nào đó thuộc chuyên ngành học tập của bản thân mình.
Luận văn tốt nghiệp ở đại học nhìn chung có quy mô cơ bản, thường được nghiên cứu từ 1000 – 3000 từ, có thể hơn tùy năng lực của sinh viên và được kéo dài từ 3 – 7 tuần, sau quá trình đi thực tập của mình. Sau đó, sinh viên phải đứng trước hội đồng chấm thi để bảo vệ luận văn của mình thông qua các câu hỏi vấn đáp về độ am hiểu về chủ đề nghiên cứu ra sao.
– Luận văn thạc sỹ
So với luận văn tốt nghiệp thì luận văn thạc sỹ được đánh giá cao hơn, có độ phức tạp cao hơn cũng như có quy mô lớn hơn (thường rơi vào khoảng 100 trang). Khác với luận văn tốt nghiệp chỉ là một bài báo cáo nghiên cứu dựa trên những kinh nghiệm cá nhân, kiến thức mà mình tìm hiểu được thông qua quá trình thực tập và số liệu tại bàn, luận văn thạc sỹ đòi hỏi người làm có kiến thức chuyên sâu hơn cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn:
Luận văn thạc sỹ phải xác định được sự thiết hụt về kiến thức lý thuyết và thực tiễn của chủ đề nghiên cứu
Luận văn thạc sỹ không phải là bài báo cáo nghiên cứu thông thường mà vấn đề nghiên cứu phải là thực tiễn, tậ trung giải quyết vấn đề đó và không được phản ánh kinh nghiệm cá nhân hay ý kiến cá nhân mà phải mang tính khách quan.
1.3. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn, dù là luận văn thạc sỹ hay luận văn tốt nghiệp, chính là phản ánh kết quả học tập và nghiên cứu của người làm luận văn. Cụ thể, nó có ý nghĩa như sau:
Là công trình nghiên cứu khoa học và là thành quả lao động khoa học của sinh viên đại học hay cao học dựa trên sự độc lập, tự chủ, tìm tòi và phát huy tính sáng tạo của chính mình
Đánh giá năng lực viết luận văn và quá trình học tập của sinh viên một cách khách quan nhất.
Vì luận văn được xây dựng trên ý tưởng khoa học của người viết, cũng như là công trình nghiên cứu mồ hôi nước mắt của họ nên luận văn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
Có ý nghĩa khoa học và sát với thực tế
Nghiêm túc và đạt yêu cầu
Mạch lạc, đáng tin cậy, chuẩn xác, minh bạch, khách quan
Sáng tạo và có tìm tòi
Giọng văn khách quan và không đưa ý kiến cá nhân vào quá nhiều.
Việc viết một bài luận văn chuyên nghiệp yêu cầu bạn tuân theo một số bước cơ bản để đảm bảo bài viết có cấu trúc rõ ràng và nội dung thuyết phục. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
1. Chọn chủ đề
- Xác định chủ đề: Chọn một chủ đề mà bạn quan tâm và có kiến thức. Chủ đề nên có tính khả thi và phù hợp với yêu cầu của bài viết.
- Nghiên cứu: Tìm hiểu và thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy để có cái nhìn sâu sắc về chủ đề.
2. Lập dàn ý
- Cấu trúc cơ bản: Bài luận thường bao gồm ba phần chính:
- Mở bài: Giới thiệu chủ đề và nêu vấn đề chính.
- Thân bài: Trình bày các luận điểm, luận cứ hỗ trợ và ví dụ minh họa.
- Kết bài: Tóm tắt lại các luận điểm chính và đưa ra kết luận.
3. Viết bài
- Mở bài:
- Bắt đầu bằng một câu thu hút sự chú ý (câu hỏi, trích dẫn, hoặc số liệu thống kê).
- Giới thiệu chủ đề và nêu rõ luận điểm chính.
- Thân bài:
- Chia thành các đoạn văn riêng biệt, mỗi đoạn trình bày một luận điểm.
- Sử dụng các ví dụ, số liệu, và trích dẫn để hỗ trợ luận điểm.
- Đảm bảo có sự kết nối giữa các đoạn bằng cách sử dụng từ nối và cụm từ liên kết.
- Kết bài:
- Tóm tắt lại các ý chính đã nêu.
- Đưa ra nhận định hoặc khuyến nghị, nếu cần.
4. Chỉnh sửa và hoàn thiện
- Đọc lại: Kiểm tra lại ngữ pháp, chính tả và cấu trúc câu.
- Nhận phản hồi: Nếu có thể, hãy nhờ người khác đọc và cho ý kiến về bài viết.
- Chỉnh sửa: Dựa trên phản hồi để cải thiện nội dung và cách diễn đạt.
5. Định dạng
- Theo yêu cầu: Đảm bảo bài viết tuân thủ các quy định về định dạng (phông chữ, kích thước, lề, số trang).
- Tài liệu tham khảo: Nếu sử dụng nguồn tài liệu, hãy chắc chắn ghi chú và trích dẫn đúng cách.
Lời khuyên thêm
- Thời gian: Dành đủ thời gian cho từng bước, đặc biệt là nghiên cứu và chỉnh sửa.
- Phong cách viết: Giữ phong cách viết trang trọng, tránh ngôn ngữ bình dân hoặc quá cảm xúc.
Bằng cách làm theo những bước này, bạn sẽ có thể viết một bài luận văn chuyên nghiệp, rõ ràng và thuyết phục.
Nguồn: Sưu tầm